Ánh sáng bài 1-Chiếu sáng cơ bản trong nhiếp ảnh

Để hỗ trợ cho các bạn học viên tìm hiểu chuyên sâu về các kỹ năng với ánh sáng khi Render với Corona hoặc Vray, đây là loạt bài để các bạn có thể hiểu và thể hiện được “cái hồn” của chiếu sáng trong 1 không gian.

RENDER CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ LÀM NHIẾP ẢNH 

3 loại chiếu sáng cơ bản trong nhiếp ảnh

Kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm là cơ bản nhất, thường được sử dụng cho các lĩnh vực làm phim (nên xem phim của Hollywood), trong Studio, nhiếp ảnh chân dung hoặc nội thất.

  1. Key light là nguồn sáng chính có cường độ mạnh nhất, nhằm tạo ra nét đặc trưng của chủ thể, đặt nghiêng 1 góc 30-45 độ.
  2. Fill light Hỗ trợ nguồn sáng chính làm rõ chi tiết ở những vùng bóng đổ, nó cũng có tác dụng điều chỉnh độ tương phản của bức ảnh.
  3. Back light Có tác dụng tách chủ thể ra khỏi phông nền, đặc biệt là tạo highlight cho tóc và vai.

Nên nhớ rằng: You want to see Light, not “The lights”

Một trong những cách dễ nhất để làm hỏng 1 bức ảnh đó là đặt một nguồn quá sáng trong khung cảnh. Điều này làm cho ta khó điều chỉnh đúng độ sáng và độ contrast khi muốn chụp. Do đó khi chụp hình nên tránh quá nhiều nguồn sáng hoặc cửa sổ.

Mọi người hay bị phạm sai lầm là tham quá nhiều ánh sáng trong 1 khung cảnh và đa số không nắm được cách chiếu sáng trong thực tế và các loại ánh sáng được bán ở thị trường (sẽ có 1 bài viết về vấn đề này các bạn tiếp tục theo dõi ở các bài sau)

CHIẾU SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CHÂN DUNG
  1. Vị trí và hướng của nguồn sáng chính – KeylightỞ hình trên, tác giả sử dụng 1 đèn Softbox, bóng đổ sẽ càng sắc nét hơn khi xa mẫu. Vậy các bạn có thể trả lời được câu hỏi này : Khi gần hoặc xa mẫu thì kích thước nguồn sáng sẽ như thế nào với mẫu?
  2. Góc chiếu Góc hướng chiếu của đèn được thay đổi theo phương ngang từ 0-90 độ. Hỏi: Cách chiếu sáng nào tốt hơn? Tại sao? (gợi ý vùng tam giác)
  3. Ánh sáng có bóng đổ mềm và bóng đổ sắc nétĐộ mềm của bóng đổ phụ thuộc vào 2 yếu tố: Độ xa gần của nguồn sángkích thước của nguồn sáng (Hãy liên tưởng đến ánh sáng mặt trời).Bóng đổ mềm dùng để giảm độ góc cạnh của khuôn mặt hoặc nếp nhăn.Bóng đổ sắc nét sẽ tạo ra 1 bức ảnh ấn tượng – drama và có độ tương phản cao
  4. Kỹ thuật chiếu sáng High KeyChiếu sáng High Key tạo cho 1 bức ảnh chân dung sống động và hấp dẫn người nhìn, thường đòi hỏi nhiều sáng, đôi khi cần đến mức cháy sáng. Ở hình trên, tác giả dùng 1 Softbox đặt phía sau làm nền cháy sáng và 1 tấm phản sáng phía trước mẫu. Và cho ra kết quả Khá là thú vị ^^
  5. Kỹ thuật chiếu sáng Low Key
  6. Chiếu sáng Low key tạo ấn tượng hơn, nó làm cho 1 bức ảnh có vẻ huyền bí và gợi cảm hơn. Trên hình tác giả sử dụng 1 softbox đặt trước mẫu và cách xa phông nền, mục đích là làm cho nền tối đi và ánh sáng vừa phải chiếu rọi cho mẫu, trong bức hình trên thì cách tạo dáng của mẫu cũng đóng góp rất lớn cho thành công của bức hình.

    Tinh chỉnh với tấm hắt sáng

    Tấm hắt sáng dùng để điều chỉnh cường độ sáng của vùng tối trên khuôn mặt, theo kinh nghiệm thì vị trí của nó ở phía trên chính giữa hoặc 45 độ lệch qua bên phải hoặc bên trái. Với cách nhìn của thời trang hiện đại thì hiệu ứng ánh sáng cánh bướm như hình trên là lý tưởng (1 nguồn sáng lớn phía trước bên trên và 1 tấm phản quang bên dưới), điều này tạo ra bóng đổ mềm và tinh tế giúp nâng cao gò má cho mẫu.

  7. Cuối cùng là quá trình chỉnh sửa hậu kỳ

Phía trên là những trình tự của 1 người làm công việc nhiếp ảnh chân dung và những kỹ thuật để chiếu sáng cơ bản. Vậy các bạn đã có thể vận dụng những điều đó để chiếu sáng cho không gian của mình, hãy nắm vững các nguyên tắc trên để đạt được “cái hồn” của ánh sáng các bạn nhé.

Bài 2 tiếp tục 

Tác giả: Sumodesign

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17:11 21/11/2017