Bí quyết học 3d max nội thất

Từ việc tìm tòi trên web kết hợp với kinh nghiệm làm việc nội thất, tôi sẽ hướng dẫn các bạn bí quyết cơ bản để chụp 1 bức hình nội thất tuyệt đẹp trong vray 3d max 




Image source: Elberfeld_Kreation

Phần khó nhất của nhiếp ảnh 3D nội thất chính là chủ đề mà chúng ta muốn tìm hiểu hôm nay. Quan sát rất nhiều tác phẩm 3D được đăng tải trên facebook Vrayworld , tôi thấy chủ đề này ít được nói tới. 1 hình ảnh không gian nội thất chung chung và không xác định được chủ đề sẽ khó đẹp và không tạo cảm giác thú vị cho người xem.


Bí quyết là đây ^^

1. Chọn 1 góc nhìn tốt

Hãy thử chụp 1 phần đẹp nhất của căn phòng thay vì lấy toàn bộ (đây là lỗi hay gặp nhất khi các bạn quá tham, “tham thì thâm” hehe). Lấy hết độ wide mà ống kính cho phép không phải là 1 lựa chọn tốt vì các đối tượng có thể bị bóp méo hoặc biến dạng, hãy thử kết hợp các yếu tố để bức hình trở nên thú vị hơn ví dụ: cấu trúc hình khối, màu sắc hay sự tương phản.

Image source: Vic Nguyen Design

2. Đơn giản hóa

Phải xác định đối tượng nào cần hoặc không cần trong khung cảnh của mình. Vứt đi bất kỳ những đối tượng nào dư thừa hoặc làm người xem mất tập trung (cái này ko phải là tham mà là QUÁ THAM ^^). Và tất nhiên, mọi thứ chả có gì gọi là hoàn hảo, 1 chiếc ghế bành nặng sẽ tạo cho ta cảm giác ấm cúng, trong bài render dưới Ramon muốn thể hiện kỹ năng làm vải của mình . Các đối tượng có nhiều chi tiết có thể làm cho chúng ta chú ý tập trung vào chúng hơn.

Image source: Zancanaro 


3. Sự sắp xếp (Composition-Styling) tôi hay gọi là bố cục

Bố cục là 1 bước quan trọng quá trình thiết kế nội thất (đa số các bạn học viên khi học 3dmax nội thất tại Cty chúng tôi chắc chắn biết điều này :)) . Trong bài viết “The elements of design” của tác giả Anastassis Vamvakas có rất nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Nói tóm lại, điều quan trọng nhất để có 1 bố cục tốt là bố trí các đối tượng trong khung hình.

Đặc biệt, hãy nhìn 1 mớ thứ, bàn cà phê chất đầy những cuốn tạp chí, những món đồ quá sặc sỡ trên kệ sách vv…vv Các đồ vật đó làm cho bức hình trở nên lộn xộn và làm ta mât tập trung khi xem bức ảnh, vì vậy chúng ta nên xem video của Scotthagis mà chúng tôi đính kèm phía dưới. Sẽ có những lời khuyên hữu ích cho các bạn khi bố cục 1 bức ảnh.

Composition for Interiors from Scott Hargis on Vimeo.

Nên loại bỏ các vật thể dư thừa: remote, bàn nước để khung cảnh cải thiện hơn

Image source: 3D Connected 


4. Chú ý đến các chi tiết độc đáo

Các nhà thiết kế nội thất đều có những nét riêng mà họ rất tự hào, một trong đó là sự độc đáo và họ chắc chắn muốn chụp lại, đặc biệt là những suy nghĩ hay sự quan tâm của họ đến từng chi tiết. Nó có thể là bất cứ thứ gì, ở bức hình bên dưới ta có thể thấy 1 mái nhà bằng gỗ với 2 mẫu gỗ khác nhau đã được Artem Evstigneev chụp lại khá bắt mắt, các đồ vật khác chỉ có tác dụng là bố cục, bố cục tất nhiên là quan trọng rồi, nhưng bố cục cũng chỉ là bố cục. ^^

Image source: Viz Art

5. Hướng camera vào góc tường

Đây là 1 bí quyết quan trọng khi chụp ảnh nội thất, và nó khá dễ hiểu: chụp vào góc tường sẽ cho không gian rộng hơn. Cũng giống như 1 tấm gương, khi chụp ở góc phòng sẽ làm cho nó lớn hơn và sinh động hơn. Kết hợp với lời khuyên này, chúng ta nên chụp ở 1 cao độ thấp với 1 ống kính rộng (wide từ 17 trở lên) nhưng không quá rông để tránh sự biến dạng (cũng giống như chụp hình để chân dài ra thì ta nên chụp từ dưới lên:)) nhưng đừng “dưới” quá)

Image source: Pressenter Design

6. Oveview : lấy toàn bộ khung cảnh

Sao chúng ta phải tập trung tìm kiếm những chi tiết đẹp mà trong khi nó có thể được quên đi khi chúng ta tập trung vào cái nhìn tổng quan hơn. Tuy nhiên khi bạn chụp Overview ở cao độ tầm mắt người sẽ dễ gây ra cảm giác nhàm chán vì đó là cảnh mà ai cũng nhìn thấy mỗi ngày (giống như bạn ăn cơm hoài….tất nhiên sẽ thèm phở :)) . Do đó thay vì chọn 1 góc chụp qúa cao hoặc quá thấp, ta có thể tìm thấy các đường thẳng và các đối tượng với 1 cao độ chụp thích hợp sao cho bức hình của chúng ta có chiều sâu tốt.

Image source: Estudio a2t

6. Canh các đừơng thẳng đứng























7. Chụp với DOF

8. Làm chủ ánh sáng

Đây là phần được xem là quan trọng thứ 2 sau bố cục ảnh, các bạn phải biết mình cần gì và phải làm như thế nào?, ví dụ: điều chỉnh shutter speed, setting F10, dùng ánh sáng bổ trợ Flash(Vray light), dùng rèm vv..v..vv. Để biết cách làm việc trong Vray làm sao giống với nhiếp ảnh thực tế các bạn nên tham gia 1 khóa học 3D MAX nội thất hoặc khóa học vray chuyên sâu tại Cty chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Ở bức hình bên dưới, chúng ta có thể thấy rõ làm cách nào để loại bỏ phần cháy sáng của background bên ngoài và tạo điểm nhấn, độ sâu cho nó ?? ( tăng shutter, bật sáng các bóng đèn trên mỗi khu vực có bàn, dùng Flash ở góc bên phải bức hình).

Biên soạn: SumoD

Link tham khảo: vrayworld.com, designsponge.com

13:39 23/05/2016