So sánh Corona và Vray qua bài render 1 công trình của Tadao Ando

Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc so sánh giữa Corona render và Vray render, rất nhiều người hỏi. Theo ý kiến của tôi: “Không có phần mềm nào render nhanh hơn, đẹp hơn hay để lấy tiền của chủ đầu tư nhiều hơn, mà chỉ có sự đam mê và niềm tin của chính chúng ta vào phần mềm đó. Vậy mình thích Corona hay Vray đó là việc của bạn, đừng so sánh người yêu của mình với bất kỳ em gái xinh tươi nào ^^

1 bài viết (của thành viên nhóm The boundary ) so sánh Corona-Vray đáng để chúng ta tham khảo, nhất là các bạn còn phân vân muốn lựa chọn cho mình 1 Plugin render phù hợp. Trong bài nếu có xưng “Tôi” thì đó chính là tác  giả

Hầu như cho đến giờ này tôi đa số sử dụng Corona, nhưng tôi vẫn sử dụng Vray cho những việc mà Corona không làm được. Bằng việc lục lại dự án cũ – 152 Elizabeth Street và convert nó sang Corona để so sánh sự khác biệt giữa Corona và Vray, quan trọng hơn đó là xem thử Vray đã phát triển thêm được gì so với năm 2014-2015 trở lại đây.

Hình gốc khổ 6K (đã Photoshop)

Đầu tiên, tôi render với Vray (tất nhiên là thông số setting như đã làm với phiên bản cũ) nhưng tăng kích cỡ hình ảnh lên 2K để chúng ta có thể thấy rõ 1 bức ảnh được render với Vray và chưa qua xử lý sẽ trông như thế nào. Thời gian render mất khoảng 1h15′ với Noise threshold 0.007

Render với setting cũ ngốn hết 1h15′

Tiếp tục, thử render với Vray 3.5 (thông số mặc định – có vẻ như Vlado khuyên dùng cho hầu hết mọi người). Lưu ý là tôi đã chuyển qua dùng Brute force đã khá lâu, và thật bất ngờ khi nó là mặc định của Vray 3.5 cùng với sự phát triển của công nghệ phần mềm và phần cứng. Tổng thời gian render tầm 58′.

Render sử dụng setting mặc định (Progressive – Noise 0.007) 58′

Dưới đây là hình Crop 100% của 2 version, với setting lúc trước  tôi hay dùng subdivs 1-100, noise threshold 0.007 và còn phải điều chỉnh thêm subdivs của vật liệu (1 điều khá lạ lẫm với 1 người đã dùng Corona 2 năm như tôi hoặc các bạn mới biết đến Vray với các phiên bản 3.0 trở đi). Tôi không thấy sự khác biệt nào quá lớn giữa 2 hình

So sánh giữa Bruteforce khi xưa và Progressive bây giờ


Convert cảnh từ  Vray sang Corona chỉ với 1 cú click chuột với Script có sẵn của Corona và ngược lại, chuyển từ Corona sang Vray giờ cũng đã khá dễ dàng với phiên bản Vray 3.6 (các bản trước hay bị lỗi AO). Và các bạn cần lư ý những điều sau :

  • Camera của Vray làm việc ổn định với Corona nhưng các bạn nên dùng CoronacameraMod để điều chỉnh DOF
  • Vray HDRI vẫn ổn với Corona, nhưng nhớ đừng điều chỉnh Render multiplier mà nên tăng giảm Overall multiplier
  • Không cần dùng Dome light (áp HDRI vào thẳng trong Environment-phím số 8), vì vậy hãy nhớ Environmet hoặc Dome light không bao giờ có phát sáng
  • Tôi vẫn dùng VrayHDRI và Vray camera mặc dù nó chẳng họ hàng gì với Corona ^^
  • Corona displacement thua kém Vray, do đó bạn phải thử điều chỉnh các thông số của Corona để được kết quả như ý muốn đặc biệt khi bạn dùng Vray 2D displacement (Mặc dù Corona 3D displacement đã có những cải tiến đáng kể nhưng tôi vẫn bị lỗi với Vray 2D displacement)
  • Trong corona bạn có thể ốp thẳng map sương mù – CoronaVolumemtl cho đối tượng mà không cần Gizmo
  • Vật liệu Vray2sidemtl luôn bị lỗi chút chút trong Corona, tôi thường Interactive và chỉnh đến khi gần giống là OK

Để so sánh giữa Vray và Corona, tôi cần 20′

Hình ảnh render với Vray 3.6 20′

 

Hình ảnh render với Corona 1.6 20′

Sau 20′ render dường như Corona có vẻ nhỉnh hơn, xử lý Noise tốt hơn (ở bề mặt tường bê tông và trần). Displace của thảm tốt hơn Vray vì đã giảm quality của displace trong Corona từ 2px xuống 1px. Nói chung tôi thấy giữa Vray và Corona có chất lượng tương tự nhau.

So sánh giữa Vray 3.6 và Corona 1.6


Thiên vị 1 chút cho Corona 

Niềm vui khi sử dụng Corona đó là Interactive rendering để có thể khám phá những cái mới, hiệu chỉnh trực quan vật liệu và ánh sáng ..v..v… Nếu bạn là 1 nhà thiết kế nội thất hay kiến trúc mà chưa sử dụng nó 1 lần hãy thử “sờ vào e nó xem”. Tôi thực sự chưa bao giờ thấy ổn với VrayRT, một phần bởi vì nó đòi hỏi setting nhiều thông số hơn và quan trọng là nó không giống như 1 bức hình Final render. Mặt khác, Corona có Lens effect (Bloom & Glare) rất hiệu quả và bạn có thể hiệu chỉnh tất cả cho 1 bức hình Final render mà không cần phải qua 1 bất cú phần mềm chỉnh sửa hình ảnh nào nữa cả.

và cuối cùng là 1 bức hình hoàn thiện với Corona (không qua chỉnh sửa Photoshop)

Final Corona Version 1.6

Các thông số điều chỉnh cho phần Post VFB của Corona

Exposure:
Highlight Compression: 5
WB: 4600K
Contrast: 1.0
Saturation: 0.0
Filmic highlights: 0.0 (đứng bao giờ dùng)
Filmic shadows: 0.0
Vignette: 1.0
Curves: NO

LUT: Kim Amland’s Photographic 01 LUT that mimic real dslrs.

Bloom and Glare:

Bloom intensity: 5.0
Glare Intensity: 1.50
Streak blur: 0.20

Sharpening / Blurring:

Sharpen amount: 1.0
Sharpen radius: 0.250
Blur radius: 1.250

Rất cám ơn Kim vì đã nghiên cứu để cho ra những LUT (download tại đây) giống như Camera DSLR

Biên soạn: Sumodesign

Tham khảo: http://www.peterguthrie.net

 

 

 

 

16:33 15/09/2017