Ánh sáng bài 2-Các loại ánh sáng thực tế

Tiếp tục với bài 1, hôm nay tôi sẽ giới thiệu các nguồm sáng thực tế và những mẹo để làm chiếu sáng với Vray hoặc Corona render (chỉ cần trả lời được hết các câu hỏi của tôi là các bạn đã đạt được 50% công lực chiếu sáng rồi ^^). Những yếu tố chính mà tôi sẽ đề cập trong bài đó là: Ánh sáng ban đêm – ban ngày, Chiếu sáng ngoại thất và nội thất.

Có những bạn làm ánh sáng xong mới hỏi rằng: “Anh ơi, e đặt đèn sao nó cứ giả giả, làm sao cho giống như thiệt được anh?”

Tôi hỏi lại: Giờ các bạn đang làm 3D, từ Dựng hình, ánh sáng đến vật liệu, nghĩa là các bạn đang mô phỏng lại thực tế. Nếu các bạn muốn làm cho giống với thực tế……….Vậy, có bao giờ các bạn ngồi “tỉ tê” quan sát 1 nguồn sáng thực tế chưa? có bao giờ quan sát kỹ cảnh mặt trời lặn, mặt trời mọc khác nhau chỗ nào ko? Hay ánh sáng mặt trời lúc bình minh với lúc có mây bóng đổ của nó thế nào ko?………….

1 câu trả lời rất ngọt ngào là …… KHÔNG……. ơ hơ hơ…..vậy thì muôn đời không bao giờ biết RENDER …nhé!!

Ánh sáng tự nhiên

Bao gồm: Mặt trời, bầu trời và ánh sáng nhà hàng xóm (cái này nghe lạ ha!!, ánh sáng nhà hàng xóm là oát đồ heo? Câu hỏi thứ nhất đó, tự trả lời ha!!)

  • Mặt trời : Nhớ 2 điều: Góc chiếu mặt trời thấp và bóng đổ mờ(do trời có mây hoặc không khí bị ô nhiễm). Tại sao các nhiếp ảnh gia thường chọn thời gian chụp ảnh vào những lúc góc chiếu mặt trời thấp (hoàng hôn – bình minh)? Cần xem lại kiến thức bài 1

Khi nào cần bóng đổ mờ? và khi nào cần bóng đổ sắc nét? xem ảnh dưới

Nếu các bạn thấy sự xuất hiện của bóng đổ sắc nét, đó chính là ý đồ của tác giả muốn làm nổi bật hiệu ứng của bóng đổ, ví dụ trong hình là hiệu ứng “Hoa nắng” – Dapple light

  • Bầu trời và “ánh sáng nhà hàng xóm”: 2 nguồn sáng này thường đi chung với nhau, ánh sáng bầu trời làm cho không gian sáng đều nhưng không tạo bóng đổ rõ ràng. Tại sao?

Ánh sáng nhà hàng xóm chính là những nguồn sáng của bao cảnh xung quanh ví dụ: nhà cửa, cây cối, rừng núi, biển..vv….vv, nó thay thế cho các nguồn sáng đó và tạo bóng đổ rõ ràng hơn.

Hãy xem 2 bức ảnh dưới đây và chúng ta có thể thấy: Mặt trời không chiếu trực tiếp vào phòng, tại sao các đối tượng lại có bóng đổ?

Khi đặt 1 nguồn sáng trong 3D chúng ta cần nhớ đến 3 yếu tố sau:

KÍCH THƯỚC NGUỒN SÁNG (to nhỏ bao nhiêu liên hệ thực tế)

HƯỚNG CHIẾU SÁNG (chiếu xiên, từ trên xuống, từ dưới lên, trực tiếp hay gián tiếp?)

MÀU SẮC ÁNH SÁNG (ánh sáng trắng, vàng theo độ K, màu gì tạo cảm xúc gì?)

  • Khung cảnh – Background ban ngày: Theo nguyên tắc của nhiếp ảnh, khi chúng ta “lấy sáng” trong phòng thì khung cảnh bên ngoài sẽ cháy sáng, vì trong nhà thường tối hơn ngoài nhà.

Khi ghép cảnh (tôi hay dùng HDRI) chúng ta nên nhớ 3 điều:

Không gian nội thất là chính hay cảnh(bckground) là chính?

Đường chân trời nằm ở đâu? (Phụ thuộc vào cao độ của không gian ví dụ Tầng trệt hay lầu 18 của chung cư?)

Background phải có sự chuyển sáng trong giới hạn của bức hình cần render 

  • Khung cảnh – Background ban đêm: Khi chụp 1 bức ảnh nội thất vào ban đêm thì tốt nhất nên chọn thời điểm chạng vạng tối, nên nhớ ánh sáng môi trường luôn bị ám blue hoặc cam hồng tím của bầu trời hoặc màu ánh sáng của đèn đường hay “nhà cô hàng xóm” bật đèn có ánh sáng vàng….v..vv

Một vài ví dụ cho Background vào buổi xế chiều(với 3 sắc độ môi trường khác nhau) và cách chọn cảnh để ghép

  • Ánh sáng ngoại thất: Với nhiếp ảnh ngoại thất ngoài đời thực sẽ đơn giản hơn nhiều so với 3D visual, vì đơn giản đời thực nó như 1 studio đã được setup sẵn. Nhưng với 3D thì đó là 1 sự kỳ công, từ Modeling đến cách dàn dựng lại những gì có trên thực tế, kể cả những gì lọt vào khung cảnh mình chụp hoặc không, do đó nó đòi hỏi 3d artist phải có độ tỉ mỉ và sự thông minh trong cách xử lý khung cảnh.

Ánh sáng ban ngày đơn giản chỉ cần Sun và Sky – Environment (nên sử dụng HDRI)

Với ánh sáng ban đêm thì nó như 1 sự tổng hợp về ánh sáng cả nội thất lẫn ngoại thất.

Bao gồm ánh sáng trong nhà(3 loại ánh sáng cơ bản), ánh sáng trang trí ngoài nhà, landscape, đèn đường, xe cộ, hay

ánh đèn của các ngôi nhà xung quanh……

Ánh sáng nhân tạo

3 loại ánh sáng cơ bản trong nội thất: Ánh sáng môi trường-AmbientÁnh sáng chức năng-Task và ánh sáng nhấn hay chiếu điểm-Accent .

          1. Ánh sáng môi trường xung quanh (Ambient):

Hay còn gọi là ánh sáng tổng quan, cung cấp nguồn sáng tổng thể cho căn phòng. Khi 1 người bước vào phòng và bật công tắc lên thì Ambient sẽ chiếu sáng cho toàn không gian.

Gồm nhiều loại: Đèn lon gắn trần cố định, đèn downlight ánh sáng chiếu trực tiếp xuống, đèn trang trí tường, hắt tường, đèn đứng hắt lên trên , đèn hắt trần (thường có cường độ sáng cao, chói).

Sử dụng cho những không gian cần thư giãn. Đặc trưng ánh sáng nhẹ, dịu, mềm mại.

 

          2. Ánh sáng chức năng – Task

Task chiếu rọi trực tiếp cho 1 không gian chức năng cụ thể. Bao gồm: kệ bếp, quầy bar, chỗ đọc sách trong phòng khách, trong phòng ngủ(đèn đầu giường, mặt bàn làm việc), trong phòng bếp(bàn ăn, quầy bar, nơi rửa và nấu).

 

          3. Ánh sáng nhấn, chiếu điểm – Accent

Là loại ánh sáng làm nổi bật tạo sự thu hút hoặc chú ý đến 1 đối tượng cụ thể trong không gian nội thất: 1 bức tranh nghệ thuật, tác phẩm điêu khắc, cây cối, tủ sách…Ánh sáng chiếu điểm còn được dùng cho ngoại thất để chiếu sáng cây, mặt nước, hoặc các tiểu cảnh. Thường là đèn Downlight, LED, IES hoặc đèn ray chiếu rọi.

Bài 3 sẽ tiếp tục trong vài ngày sắp tới

Xem lại ánh sáng bài 1

Tác giả: Sumodesign

 

 

13:41 16/04/2018