Các lỗi thường gặp khi thiết kế nội thất

Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi ngay từ ban đầu là nỗ lực để giúp các bạn ngày càng cải thiện và cho ra các sản phẩm thật tốt. Trong các khóa học hiện tại, thời gian chúng ta ngày càng ít do đó các bạn cần phải giải quyết công việc trong 1 khoảng thời gian ngắn, và tôi sẽ cố gắng để truyền đạt cho các bạn những kinh nghiệm trong thiết kế, hy vọng các bạn sẽ có những lời khuyên hữu ích đặc biệt là những bạn mới bắt đầu với thiết kế 3d max.

Tác phẩm: Rainy night

Image source: Vrayworld Group 


Hôm nay, tôi sẽ lấy 1 bức ảnh từ Vrayworld Group, nó nhận được hơn 200 Likes và rất nhiều comments (đa số chỉ nhận xét chung chung không có ý tích cực cho việc Học 3d max)  nhưng không được chọn để đưa lên website của Vrayworld. Vì sao vậy?? Giống như các cuộc thi, cuộc thi nào cũng cần có tiêu chí riêng, tôi cũng đánh giá dựa trên các nguyên tắc(các bạn cũng nên vậy, vì đánh giá hay nhận xét bất cứ vấn đề gì ta cũng nên dựa trên 1 cái chuẩn, tôi thường nói đùa với các bạn rằng: 1 người thích ăn phở không thể chê bún của 1 người thích ăn bún vì đó là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau). Vậy cách đánh giá của tôi dựa trên các tiêu chí sau:

Idea – Bố cục – Camera và ánh sáng – Vật liệu và render

Idea:

Đôi khi một sản phẩm render nó mang 1 nét đặc trưng bởi người nghệ sĩ, họ muốn “trưng” những phần quan trọng nhất ví dụ những suy nghĩ từ trong tâm hồn. Thành công của tác phẩm này – Rainy night là có thể cho người xem cảm nhận được ý của bức ảnh là “một đêm mưa” ngay từ cái nhìn đầu tiên.Nỗ lực thể hiện phần cửa sổ ướt mưa kết hợp với ánh sáng ấm áp đã góp phần tạo cho căn phòng có 1 cái “cảm” rất tốt.

Bố cục (sắp đặt mọi thứ):

Cách dựng hình (modeling) tối giản không cho ta quá ấn tượng trong bức ảnh này, do đó ta sẽ tập trung chú ý vào sự sắp đặt nhiều hơn. Bắt đầu với những khía cạnh tích cực, ta có thể lưu ý cái cây phía trước nó tạo cho ta 1 vài điểm nhấn cho toàn bức hình. Đó là 1 ý tưởng tốt, để thực hiện được mẹo này chúng ta nên giữ đúng tỉ lệ hoặc tăng cường về chiều cao, chiều dài như trong các ví dụ sau:

Điểm nhấn trong nội thất 

Image source: Vrayworld

Điểm nhấn ngoại thất 


Image source: Vrayworld

Xin phép được phân tích để giúp cho bức ảnh được cải thiện hơn như sau:

1. Không gian giữa 2 cái ghế là quá nhỏ, nên dịch sofa sang bên phải sẽ hợp lý hơn, tạo ra 1 số không gian “dễ thở” hơn và không gây ra cảm giác chật chội

2. Các vật trang trí bằng thủy tinh trên bàn có những cái được đặt sau những cái khác, đó không phải là cách bố trí hay. Ta có thể thêm vào 1 chai rượu vang để phù hợp hơn, tương tự trên cái bàn thứ 2 ta lại thấy xuất hiện 1 cái ly (quá thừa). Thay vào đó 1 bình hoa hoặc có thể 1 vài cuốn sách với những đồ trang trí nhỏ có thể tạo ra 1 sự bài trí đơn giản phù hợp với không gian của căn phòng.

3. Cái ghế bành ở phia góc xa chẳng “ăn nhậu” gì với tổng thể chung của căn phòng, nhưng đó chỉ là vấn đề quan điểm… điều quan trọng nhất là nó quá gần với cái tủ. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm 1 điều gì đó với nó, vậy tại sao ta lại ko?? :). Ví dụ: có 2 option: đầu tiên ta có thể move nó về phía salon và xoay để có 1 góc nhìn tốt hơn từ camera, option 2 ta có thể thay thế nó bằng những mẫu ghế khác tốt hơn ví dụ như ghế lười hay đôn ghế nhỏ, biến nó thành 1 đồ dùng đa chức năng. Hay nói cách khác, chúng ta cần có 1 cảm giác tốt hơn về 1 không gian thống nhất cho phòng khách.

4. Cái tủ lại quá sát cửa sổ làm cho ta có cảm giác qúa chật chội, đó là điều tối kị trong thiết kế nội thất. Hình ảnh phía dưới là tài liệu ta có thể tham khảo về cách bố trí đôn ghế, không gian giữa tủ và cửa sổ

Image source: Presotto-italia.com

5. Đèn trần được đặt ở 1 vị trí mà chúng ta không thể hiểu được cấu trúc của nó, ở dưới là 1 ví dụ khá tốt

Image source: Vrayworld

6. Những chi tiết nhỏ trên trần vô tình đã bị crop (thiếu trần), chúng ta nên bỏ chúng đi hoặc mở thêm ống kính để lấy hết các chi tiết. Đây chính là lỗi chúng ta thường gặp, nên các bạn nhớ 1 nguyên tắc: Nếu đối tượng nào xuất hiện trong khung cảnh với 1 tỉ lệ quá nhỏ thì nên ẩn chúng đi hoặc điều chỉnh Camera sao cho thấy nó trọn vẹn hoặc ko thấy nó nữa. Do đó để điều chỉnh cho ý kiến số 5 và 6 là chỉ cần điều chỉnh khung hình lên phía trên 1 chút khoảng 40px.

Camera và ánh sáng:

Trước khi bắt đầu có những nhận xét trong phần này, các bạn nên dành thời gian để đọc lại những bài về nhiếp ảnh trong 3d max nội thất mà chúng tôi đã đăng trên website. Chúng ta cứ hình dung rằng đó là một khối lượng lớn các kiến thức lý thuyết mà ta cần nắm, nhưng nếu hiểu được các nguyên tắc cơ bản đó làm thế nào để ta có thể áp dụng một cách có hiệu quả?? Trong trường hợp này, sẽ phù hợp với câu nói:

“Nghệ thuật 3D giống như 1 ngọn núi khổng lồ mà bạn phải leo lên đó bằng chính đôi chân của mình, nhưng chỉ có 1 điều khác biệt duy nhất là càng lên cao bạn càng cảm thấy thoải mái và tiếp tục muốn leo lên cao nữa”


Nói về ánh sáng trong bài này, thực sự là rất tốt, vì nó có thể tạo nên độ thật cho bức ảnh và tôi sẽ dành lời chúc mừng này cho chủ nhân của bức ảnh-Mohammad. Do đó, tôi sẽ tập trung vào vấn đề camera, điểm nhìn và khung hình. Tôi sẽ vẽ ra những đường line thẳng đứng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sư biến dạng của ống kính.


Không có vấn đề gì nếu sự biến dạng được tạo ra bởi Camera vray hoặc Photoshop, và tất nhiên nếu sự biến dạng phù hợp với góc chụp này. Nhưng theo ý kiến cá nhân của riêng tôi: nó không phải là xấu nhưng với thiết kế tối giản như thế này thì ta nên tránh sự biến dạng đó, vì vậy ta nên canh các đường thẳng đứng “guess vertical”

Cả góc nhìn và view nhìn đều là lựa chọn đúng, điều mà cúng ta có thể cải thiện ở đây là khung hình(như đã nói ở phần trên) , đồng thời ta nhận thấy background ở phía sau không phù hợp với cảnh nội thất này (nên thay background khác)

Khung hình có liên quan chặt chẽ đến chủ đề nhiếp ảnh. Khi chúng ta quan sát 1 bức ảnh ta sẽ để ý đến phần trung tâm trước sau đó mới đến các phần còn lại. Trong bức ảnh của Mohammad ta thấy được ở phần trung tâm là cửa sổ ướt “Rainy” và 1 hình nền vào buổi tối “Night”, tôi đánh giá cao về điều này.

Vật liệu và render:

Nói chung, trong cái nhìn đầu tiên thì cả vật liệu lẫn setting render nhìn khá tốt. Điều này xảy ra vì ánh sáng quá hoàn hảo đã che đi phần nào các vật liệu chưa hoàn thiện. Chúng ta đang bàn về 1 bức ảnh 100% thực tế. Trong bức ảnh này tôi thấy 1 số vật liệu cần được cải thiện, đây cũng chính là lý do tác phẩm này không được chọn để đưa lên website.

Hãy nhìn và phân tích từng vật liệu theo thứ tự:

1. Sàn gỗ: Nhược điểm là kích cỡ của map quá nhỏ, vân gỗ bị kéo giãn quá mức nhưng setting vật liệu thì ok.

2. Bọc da: Vật liệu rất đẹp đặc biệt là khi nhìn từ trên cao xuống. Chú ý có xuất hiện Noise ở phần ghế salon phía trước, có thể khắc phục bằng cách tăng subdivs của cả ánh sáng và phần Reflect của vật liệu.

3. Gỗ tủ quần áo: Khi chúng ta quan sát 2 loại gỗ khác nhau và 1 tay nắm kim loại, có 2 giải pháp. Thứ nhất ta có thể thay đổi tay nắm tủ cho phù hợp với cánh tủ hoặc thứ 2 là cho nó bằng kim loại giống như tay nắm của hộc kéo. Và 1 lần nữa nên cho vân gỗ của tủ lớn hơn 1 chút nữa nhưng không lớn hơn gỗ sàn.

4. Tường gạch: Vật liệu trông khá bằng phẳng, nên có 1 chút displacement hoặc bump sẽ tốt hơn.

5. Trần sơn nước: Có quá nhiều noise trên trần, giải pháp giống với vật liệu da

6. Kính: vật liệu kính quá tệ, chúng ta có thể tạo 1 vật liệu kính rõ đẹp với những thông số sau:

  • Diffuse color: 100% màu đen
  • Reflection color: 100% màu trắng
  • Fresnel : On
  • Refraction color: 100% màu trắng
  • Affect shadows: On

Nếu không vừa ý chúng ta có thể thay đổi giá trị của Reflection và Refraction

Cuối cùng, mỗi người trong chúng ta sẽ khó có thể cải thiện ngay, nhưng nếu cùng nhau các bạn có thể thực hiện nhiều thứ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Điều này có thể xảy ra khi chúng ta hoàn thành 1 tác phẩm và sau đó 1 vài ngày khi đã tĩnh tâm, chúng ta sẽ nhận thấy những sai lầm mà mình đã mắc phải. Đôi khi những sai lầm này là do áp lực của khách hàng hoặc tệ hơn là chúng ta biết mà lười biếng ko chịu sửa thôi! 🙂

Tôi thực sự hy vọng qua bài này, các bạn sẽ có những lời khuyên và thông tin hữu ích cho các tác phẩm sau này của chính bạn. Trong mọi trường hợp vì bất cứ lý do gì tôi đều mong muốn các học viên của mình được coi như những chuyên gia và không bao giờ mắc sai phạm. Tất cả những nỗ lực của tôi đều bắt nguồn từ sự đam mê nghệ thuật 3D.

Biên soạn: SumoD

Link tham khảo: Vrayworld.com

14:38 03/10/2016