Tìm hiểu về Live VR Rendering
Live VR Rendering là gì?
Cách đây hơn 1 năm, Vray đã cho chúng ta kết xuất hính ảnh VR cubic (6×1) để xem qua mắt kính VR ví dụ Gear VR của Samsung. Đặc biệt phổ biến trong ngành Thiết kế kiến trúc và Diễn họa kiến trúc – Arch Viz. Quá trình này cần 1 kính VR kết nối với máy tính để xem những thay đổi trước khi cho ra kết quả cuối cùng.
Chúng ta cần những gì với Live vr rendering?
Hiện tại, để làm việc với Live vr rendering chúng ta cần 1 kính VR kết nối với máy tính đang render. Với các app hỗ trợ như Oculus Rift hoặc HTC Vive
Trên thực tế, quá trình render cần một cấu hình máy khủng, nên đòi hỏi bạn phải render với GPU để tăng tốc render, càng nhiều GPU càng tốt. Ngoài ra cũng cần 1 GPU để kết xuất hình ảnh đầu ra cho VR, do đó tôi khuyên các bạn máy nên có ít nhất 2 GPU – 1 để render – 1 để view VR. Nếu không thì tốt nhất đừng nên trải nghiệm, rất nguy hiểm cho máy tính của bạn.
Nếu máy chỉ có 1 GPU, nhưng bạn có thể kết nối với các máy tính khác thì bạn có thể dùng Distribute Rendering để view VR và máy mình thì dùng render.
Làm sao để Setup?
Với Oculus Rift:
- Cài Oculus Rift PC runtime
- Kết nối Oculus Rift với máy tính qua adapter đồ họa zin (nếu hàng lô sẽ ko nhận được)
- Trong app Oculus vào Oculus setting/General/Unknow Sources và bật nó lên
- Kiểm tra xem kính VR đã hoạt động chưa và enjoy
Với HTC Vive: Cài đặt cả Steam và Steam VR
Và bây giờ chúng ta có thể bắt đầu render với 3d max
- Cài đặt trong Vray Production render (Click vào để phóng lớn hình)
- Tắt Image filter để không thấy vết ghép giữa các hình
- Trong tab Camera chọn Cube(6×1
4. Cài đặt trong Vray RT active shader
5. Với Oculus: trong phần Stereo mode chọn Oculus Rift mono hoặc stereo tùy vào nhu cầu
6. Với HTC Vive: trong phần Stereo mode chọn Open VR mono hoặc stereo tùy vào nhu cầu
7. Trong engine type chọn CUDA hoặc OpenCL, một lần nữa không khuyến khích đem CPU để “yếu mà ra gió” các bạn nhé
8. Trong phần Render device select nhớ không chọn GPU mà bạn dùng để xem Live VR rendering, nếu muốn có thể dùng Distribute rendering
9. Output size với tỉ lệ 6×1, yêu cầu độ phân giải min là 3000×500 pixels
10. Nếu muốn thay đổi khoảng cách giữa 2 mắt thì chọn Advanced/eye distance
11. Bấm vào nút Active shade render
12. Render lần đầu tiên sẽ chậm vì Vray phải load thư viện Oculus VR
13. Khi xuất hiện bảng Active shade chúng ta có thể Move đối tượng, đổi vật liệu v.v… và chúng ta sẽ thấy thay đổi cả trên VFB và kính VR
Nói chung đây là 1 bước tiến mới của Vray, ứng dụng xem trực tiếp 3D ngay trên không gian thực tế ảo. Nó đòi hỏi chúng ta có máy với cấu hình cao, hy vọng 1 ngày không xa chúng ta sẽ xem VR mà không cần đeo thêm bất cứ công cụ hỗ trợ nào.
Biên soạn: SumoD
Tham khảo: https://www.chaosgroup.com